Nghề copywriter và những bí ẩn bạn chưa biết tới
Toàn nhận xét: “Chúng ta thường đọc những câu viết theo kiểu hai vế cân xứng hoặc trái ngược, như thế tạo nên một thói quen rất công thức. Quảng cáo thì không thể như vậy,
Cùng với sự phát triển của ngành quảng cáo, một nghề mới xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây đó chính là: Copywriter – nhân viên viết lời quảng cáo. Tuy mới nhưng copywriter là một nghề thu hút rất nhiều bạn trẻ.
“Ừ hấp dẫn đấy, nhưng thử một lần rồi xem, bạn sẽ biết ngay mà…” – Trần Minh Toàn cưới tít mắt và nói thế với một giọng điệu vô cùng bí ẩn. Toàn nói nhanh và nói nhiều nhưng duyên và hài hước vô cùng. “Có thể phác thảo chân dung một copywriter như thế nào nhỉ? – tôi hỏi và nhận được câu trả lời ngay tức khắc: “Một người chỉ phát triển phần đầu và chân”
Các tính độc đáo đi cùng những ý tưởng mới lạ phải liên tục nảy sinh, một tâm hồn bay bổng với ngôn từ sắc sảo và chắt lọc. Khi ý tưởng đã thuyết phục được giám đốc sáng tạo, “sếp” của copywriter và khách hàng (cả 3 công đoạn này đều cực kỳ khó) thì bước tiếp theo hẳn nhiên là phải “chạy” để hoàn chỉnh sản phẩm cho kịp tiến độ như đã ký hợp đồng. Đôi khi, để bảo vệ ý kiến của mình copywriter còn cần thêm kỹ năng hùng biện. Kiên nhẫn và có khả năng chịu đựng đủ kiểu khách hàng, Toàn nói: “Đây là cuộc chơi không của riêng mình. Ở công ty mình có một câu nói rất được mọi người thích – Nothing is impossible, nên mình luôn cố gắng đưa ra thật nhiều giải pháp cho khách hàng lựa chọn.”
Là một nhân vật đặc biệt hiếm hoi trong nghề bởi khả năng tư duy hình ảnh và ngôn ngữ của Toàn đều rất tốt. Vị trí của anh là Art Director và Copywriter của công ty Saatchi & Saatchi. Toàn cho biết thêm; “Với nghề này, khả năng sáng tạo là điều tiên quyết. Với mỗi đối tượng khách hàng, mình phải biết cách vẽ một chân dung khác nhau, vì nếu không chỉ là họa sĩ copy mà thôi. Đây cũng là nghề vừa mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng cũng lại là công sức của cả tập thể. Nắm bắt ý tưởng và truyền tải nội dung, đưa thông điệp đến với khách hàng một cách ngắn gọn và hiệu quả nhất, copywriter giữ vai trò như một cầu thủ ghi bàn.”
Không chỉ có óc sáng tạo cao, thông thạo tiếng Anh và có vốn hiểu biết tường tận về tiếng Việt, hiểu biết lịch sử, văn hóa, copywriter còn cần am hiểu cả những kiến thức liên quan đến lĩnh vực quảng cáo. Nói như Toàn: “Nếu được bạn hãy nạp vào tất cả mọi thứ vào đầu bởi vì cái gì cũng có ích cả. Copywriter không phải là nghề có thể gạch đầu dòng bao gồm những yếu tố, kỹ năng gì. Thành công có thể đến từ những ý tưởng rất nhỏ.” Tuy nhiên, khả năng sử dụng ngôn ngữ vẫn là điều quan trọng nhất đối với một copywriter. Toàn nhận xét: “Chúng ta thường đọc những câu viết theo kiểu hai vế cân xứng hoặc trái ngược, như thế tạo nên một thói quen rất công thức. Quảng cáo thì không thể như vậy, sau một thời gian trong nghề, mình nhận ra rằng văn chưa hay được vì mình chưa sống. Nhưng một câu văn hay vẫn chưa đủ, còn phải biết cách làm người ta đọc và dừng lại.”
Toàn còn có thế mạnh là biến câu chữ thành thơ, thành nhạc. Một trong những tác phẩm anh viết cho một mặt hàng viễn thông, dễ thương như một bài đồng dao: “Lời thương lời nhớ/Lời sẻ lời chia/Lời lúc nửa khuya/Lời bình minh tới/Lời tươi trẻ mới/Lời mộc mạc xưa/Lời cháu dạ thưa/Lời cha khuyên nhủ…Bao lời trong ta/Hãy mở lời ra/Trao lời muốn nói…”
Leave a Reply