Các chức vụ đỉnh nhất trong doanh nghiệp của Việt Nam

Làm thế nào để các nhân viên làm việc hăng hái và chăm chỉ hơn? Làm thế nào để tuyển dụng đúng người cần thiết cho một vị trí? Hay khó hơn nữa là đề ra các kế hoạch về nhân

4 dưới đây đang được coi là những vị trí quan trọng nhất ở Việt Nam hiện nay mà mọi doanh nghiệp đều cần có. Chúng đều là những vị trí đòi hỏi phải có năng khiếu và có khả năng tạo được thu nhập cao.

1. Giám đốc điều hành (CEO – Chief Excutive Officer)

Vai trò của giám đốc điều hành là định ra các mục tiêu, tổ chức, động viên, khuyến khích và truyền đạt thông tin, đánh giá hiệu quả và phát triển con người. Đóng góp “duy nhất”của giám đốc điều hành với doanh nghiệp là tầm nhìn chiến lược. Đây là vị trí mà các doanh nghiệp “khát khao” nhất nhưng đồng thời cũng là vị trí khó tuyển dụng nhất.
Hiện nay, cả nước có khoảng gần 200.000 doanh nghiệp. Nếu mỗi doanh nghiệp cần tối thiểu khoảng 6 CEO có nghĩa là Việt Nam đang cần gấp 1,2 triệu CEO. Và trên thực tế, con số này cao hơn rất nhiều lần. Khó khăn lớn nhất của thị trường lao động vẫn là mảng nhân sự cấp cao.

2. Quản lý tài chính (CFO – Chief Financial Offiver)

Được mệnh danh là cánh tay phải của các CEO, CFO đóng vai trò như một bác sĩ chuyên khám bệnh, kê đơn, và bốc thuốc về tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay con số CFO người Việt Nam thực sự chỉ chiếm một phần nhỏ.
Theo ông Hòa An – Giám đốc Công ty Phát triển nhân lực AQL, một CFO không chỉ phải tốt nghiệp đại học hay cao học mà còn phải có kinh nghiệm được quốc tế công nhận. Đặc biệt, một trong những yếu tố không thể thiếu của CFO là đầu óc phân tích, khả năng đọc số liệu nhạy bén, khả năng làm việc trên hệ thống và khả năng kinh doanh để hỗ trợ giám đốc.

3. Quản lý nhân sự (HRM – Human Resource Management)

Làm thế nào để các nhân viên làm việc hăng hái và chăm chỉ hơn? Làm thế nào để tuyển dụng đúng người cần thiết cho một vị trí? Hay khó hơn nữa là đề ra các kế hoạch về nhân sự của công ty hoặc doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới? Tất cả những câu hỏi đó đều có thể trả lời không quá khó khăn nếu doanh nghiệp có một HRM chuyên nghiệp.
Cũng giống như CEO, HRM đóng vai trò hỗ trợ và cố vấn cho các SEO nhưng là trong lĩnh vực con người. Và nếu như CFO được mệnh danh là cánh tay phải thì HRM chính là cánh tay trái của CEO. HRM thậm chí còn kham hiếm hơn CFO.

4. Marketing

Nếu thiếu bộ phận này, không hiểu doanh nghiệp sẽ bán hàng như thế nào. Trong xu thế ngày nay, Marketing đã trở thành một trung tâm thông tin của CEO, với nhiệm vụ thu thập, phân tích, theo dõi, kiểm soát các hoạt động bán hàng, sản phẩm hay dịch vụ.
Đây thực sự là “la bàn” của doanh nghiệp trong các quyết sách về sản xuất, bán hàng và nắm vững thông tin về thị trường cũng như kìm hãm các đối thủ cạnh tranh ở tầm chiến lược. Ngoài ra, quảng cáo và thiết lập các kênh phân phối cũng là một nhiệm vụ quan trọng của nghề Marketing.
Có thể nói CEO là cái đầu, CFO và HRM là hai cánh tay thì Marketing chính là đôi chân. Thiếu đôi chân này, doanh nghiệp sẽ đi lại như thế nào? Chính vì thế, Marketing luôn là một trong những nghề hot nhất trên các trang tuyển dụng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *